Vải nhung luôn được coi là loại vải gắn liền với sự tinh tế, đậm chất cổ điển và là biểu tượng của quyền lực. Loại vải được nhiều người lựa chọn sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Để biết rõ hơn về chất vải này hãy cùng mình tìm hiểu tất tần tật chất liệu vải này nhé.
Vải nhung là gì?
Là một loại vải dệt thoi được cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau như cotton hoặc sợi len và đôi khi là sợi tơ tằm. Vải nhung có bề mặt mềm, mịn và có độ sáng bóng.
Là sự kết hợp hài hoà giữa cái sợi tơ tằm mềm mại cùng với cách dệt tinh xảo của những người thợ có rất nhiều kinh nghiệm.
Nguồn gốc vải nhung
Theo ghi chép thì vải nhung bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 14. Theo nguồn thông tin chưa được xác thực thì vải nhung bắt đầu xuất hiện tại Đông Á.
Từ rất lâu, nhung đã được liên kết chặt chẽ với hoàng gia trên khắp các châu lục. Quần áo nhung được nhìn trực quan tuyệt đẹp, tạo ra một cái nhìn tinh tế.
Các loại vải nhung
Nhung chiffon
Là loại có độ dày tương tự như vải chiffon. Nhung chiffon nhẹ hơn nhưng loại nhung khác nên thường được sử dụng để may các loại váy dạ tiệc.
Nhung mịn
Là loại nhung có bề mặt khá bóng, khi bị nhúng nước thì các sợi nhung sẽ xoắn lại và có kết cấu đa dạng hơn. Bên cạnh đó, nhung mịn không có bề mặt đồng nhất. Bề mặt vải sẽ thay đổi nếu chúng ta ấn bề mặt vải xuống.
Nhung nổi
Là loại nhung có các hoạ tiết được in lên bề mặt vải. Bởi vì dùng nhiệt in nên các sợi nhung nơi có các hoa văn sẽ ngắn hơn so với các sợi nhung ở xung quanh.
Nhung Hammered
Loại vải được ép chặt. Vải nhung Hammered được xem là chất liệu nhung mịn nhất và khi sờ vào bề mặt sẽ có cảm giác lốm đốm giống như lớp lông của loài động vật.
Nhung Lyons
Chất liệu nhung Lyons rất dày có khả năng giữ nhiệt cao nên thường được sử dụng để may các loại áo khoác.
Nhung Panne
Loại vải có cấu tạo gần giống với nhung mịn nhưng nhung Panne ngày nay có hình dạng chùm.
Nhung Utrecht
Loại nhung có nếp gấp, tuy hiện nay đã có rất ít người sử dụng nhưng nó vẫn thích hợp để may các kiểu váy dạ hội.
Nhung chiếc nhẫn
Tức là chất liệu nhung có thể rút ra được lỗ của chiếc nhẫn. Nhung nhẫn có độ nhẹ cũng như các tính chất tương tự như nhung Chiffon.
Đặc điểm chung
Tính chất vật lý
Vải nặng hơn so với các loại vải khác. Mỗi tấm vải thường có cấu tạo 2 mặt dễ phân biệt. Mặt trái tương đối trờn còn mặt phải lại mềm mịn.
Tính chất hoá học
Tuỳ theo từng loại mà khi đốt sẽ hình thành các loại tro khác nhau. Vải không tan trong nước nhưng lại kém bền khi bị ướt.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
- Độ bền cao: Có kết cấu 2 bề mặt khác nhau nên vải sẽ rấ khó bị hỏng hay chảy xệ theo thời gian.
- Sử dụng quanh năm: Mặc dù vải có khả năng giữ nhiệt vừa phải nhưng nếu biết cách ứng biến tốt thì có thể sử dụng được cả 4 mùa.
- Bắt ánh sáng tốt: Có khả năng bắt ánh sáng rất tốt bao gồm ánh sáng mặt trời hay ánh điện. Điều này khiến cho các trang phục sử dụng chất liệu này luôn nổi bật và sang trọng.
- Tạo vẻ đẹp sang trọng, quý phái: Các trang phục như váy dạ tiệc hay áo dài nếu được thiết kế theo dáng ôm người, sẽ tạo được sự quyến rũ và sang trọng hơn.
Nhược điểm
- Giá thành cao: Được làm từ các chất liệu thiên nhiên thì vải phải có giá thành rất cao nên không phải ai cũng sẵn sàng chi 1 số tiền để sở hữu các sản phẩm từ nhung.
- Dễ bám bẩn: Các sợi vải ngắn nên rất dễ bám bụi li ti mà mắt thường không nhìn thấy rõ.
Các ứng dụng của vải nhung
Trang trí nội thất
Vải nhung mang một vẻ đẹp bí ẩn và rất cổ điển nên được rất nhiều nhà thiết kế sử dụng để trang trí cho những ngôi nhà có phong cách theo kiến trúc xưa. Thường được dùng để may rèm cửa, bộ ghế sofa, khăn trải bàn. Ngoài ra, còn được ứng dụng trong may vỏ gối, vỏ chăn.
Sản xuất may mặc
Phụ nữ thường thích hợp với chất liệu này hơn bởi vì chúng có độ bóng nên nam giới ít ưa chuộng. Tuy nhiên, các ngành nghề biểu diễn như: vũ công, ca sĩ, diễn viên… đôi lúc cũng sẽ sử dụng. Vì ánh đèn sân khấu sẽ khiên người trình diễn nổi bật và quyến rũ hơn. Những loại trang phục được may phổ biến như: áo thun, áo khoác, áo vest, chân váy, váy dạ hội,…
Lưu ý khi sử dụng vải nhung
- Không bảo quản nơi không khí ẩm: vải tuy có độ hút ẩm không cao nhưng chất liệu khá dày nên tốt nhất bảo quản trong điều kiện thoáng mát.
- Lộn trái vải: giúp bảo quản được cái lông nhung luôn mềm mại và hạn chế bị phai màu.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vải nhung và các ứng dụng của nó. Phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải nhung một cách chính xác nhất.